Bình Định Quán chuyên phục vụ các món ăn đặc sản Bình Định chính gốc.
Địa chỉ: 33 Trần Quý Cáp, P12, Q. Bình Thạnh . ĐT: 09.888.056.77
* HÌNH ẢNH CÁC MÓN ĂN
.form-l{position:relative}font[size="2"]{display:none}.giam-gia {position: absolute;top: -37px;right: -17px;}
Bánh tráng tham gia vào nhiều món ăn như gỏi, cuốn..., nó có thể ăn kèm vào bún, phở, mì Quảng..., nó có thể ăn một cách độc lập thay cơm như bánh tráng cuốn chấm nước mắm...
Bánh xèo tôm nhảy tuy là món bánh dân giã của Qui Nhơn nhưng tuyệt ngon, được quá nhiều người yêu thích, mà đến nay, bất cứ du khách nào đặt chân lên thành phố Quy Nhơn có thèm một miếng bánh xèo nóng hổi, giòn giòn, cay cay, mang đậm nét đặc trưng của đất và người dân đất võ thì đều được đề nghị ăn thử bánh xèo tôm nhảy. Tôi đã có dịp thử qua bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn tại quán 421 Nguyễn Huệ rất ngon, đậm đà hương vị quê hương.
Chưa phải là địa danh du lịch nổi tiếng nhưng Bình Định có rất nhiều điểm thú vị để bạn khám phá. Mời bạn thưởng thức một số món ngon ở miền đất này qua ảnh của bạn Nguyễn Trọng Khoa.
Sáng ngày 10-6, tại UBND xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định đã tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rượu Bàu Đá”.
Q Sol là một quán cà phê khá lãng mạn nằm trên đường Lê Quang Định, Q. Bình Thạnh, là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích café, kem, và những món ăn nhanh. Bước vào quán bạn sẽ tận hưởng một tinh thần thật sự thoải mái và thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc, cuộc sống, với không gian nhẹ nhàng, lịch sự, ấm cúng. Đặc biệt từ ngày 05/01/2011, DacSanBinhDinh.vn sẽ khai trương đại lý bán Đặc Sản Bình Định tại Q-Sol cafe, có phục vụ ăn nhẹ tại chỗ và mang về. Đó là 1 nét mới lạ, độc đáo mới của Q-Sol.
Có thể nói bún số 8 là đặc sản ở Hoài Nhơn mà không một vùng nào khác trên đất nước ta có, dẫu rằng nguyên liệu để làm nên bún vẫn là tinh bột mì. Hiện nay, một số gia đình ở thôn Cửu Lợi - Tam Quan vẫn còn giữ nghề truyền thống này.
Người Bình Ðịnh rất thích ăn bánh tráng cuốn, cái gì cũng cuốn được, từ thịt heo luộc, cá hấp, cho đến chả nướng. Ðấy là những món cuốn ngày thường. Ba bữa Tết người ta hay cuốn bánh tráng với thịt "thưng". Thưng là gọi theo người miền trung, chứ các nơi khác người ta đâu có gọi vậy. Món này có cách ướp hơi giống với món rô ti.
Đến với thành phố biển Quy Nhơn, bên cạnh thiên nhiên hoang sơ với rừng, núi và biển cả, bạn còn được thưởng thức đặc sản ở đây như bánh ít, rượu bầu đá. Ngoài ra, Quy Nhơn là thành phố biển với một lượng lớn các loài thủy hải sản. Chính vì vậy, lần này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn món ăn Lẩu hải sản chua cay - một món ăn khá quen thuộc, nhưng có hương vị riêng, mang đặc trưng của mỗi vùng miền.
Đặc sản của Bình Định khá phong phú. Nem chua chợ Huyện, cua Huỳnh Đế, cá Đại Gia (còn gọi là cá niên, sống ở các hóc đá nơi suối cao)... Trong số hàng “ẩm thực thượng thặng” còn có loại cá chua đậm đà hương vị của riêng miền đất võ.
Trong đời sống ẩm thực của người Bình Định có rất nhiều món ăn dân dã nhưng lại làm vừa lòng không ít du khách phương xa khi đặt chân đến miền đất này. Ngoài các loại bánh có nguồn gốc xuất xứ và đang thịnh ở miền đất võ như: bánh ít lá gai, bánh hỏi, bánh tráng dừa..., phải kể đến đặc sản bánh xèo.
Tất cả những làng quê Bình Định khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Bánh hỏi làm bằng bột gạo, mà phải là gạo cũ mới ngon. Sau một đêm ngâm cho mềm, gạo được đem xay thành bột. Người làm bánh sẽ nhồi bột thành những “vặn” lớn, sau đó cho vào khuôn nhôm. Khuôn nhôm hình trụ, đáy có đục nhiều lỗ nhỏ. Khi ép, bột sẽ theo lỗ đổ ra thành sợi bánh. Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín.
Bánh in là loại bánh phổ biến nhất ở Bình Định vào dịp giỗ, Tết, nổi tiếng nhất là bánh in Nước Mặn, thị trấn nhỏ bé có từ thế kỷ thứ 17. Bánh phổ biến mọi nơi, nhà nào dù giàu hay nghèo đều có. Bánh làm bằng bột nếp. Tuy bánh in dễ làm, ai cũng làm được nhưng rất khó khéo. Muốn bánh khéo phải làm thế nào để bánh vừa dẻo, vừa xốp, không cứng cũng không bở.
Bánh canh chắc chắn không phải là đặc sản của một vùng miền, mà đó là món ăn được coi như là rẻ và lành. Sự chế biến như thế lại lệ thuộc vào lọai nguyên liệu có sẳn của từng địa phương. Nhưng điểm độc đáo cảu bánh canh chính là cách để làm cho bất cứ ai một làn đã ăn là vương vấn món ăn thuần Việt này, để sau này khi trở lại vùng đất đó, lại tìm cho đuợc quán ăn đó để mà nếm món ăn được tạo ra bởi chính người nông dân một nắng hai sương dã nghĩ ra. Bình Định, miền đất của những ngọn tháp Chăm , của đất Võ , cũng đã khiến cho bao người nao lòng nhớ đến với cách chế biến món bánh canh rất riêng của miền quê mình.
Cái vị của một tô bún chả cá Quy Nhơn sẽ khác bún chả cá Nha Trang. Và thật khập khiễng khi đưa ra phép so sánh, bởi chung quy, tất cả hương vị ấy, dù khác nhau nhưng đều đưa về một tính từ: Ngon!
Kẹo đỗ là một loại kẹo được làm bằng đỗ phộng và đường. Loại kẹo này, thường được các bà mẹ ở vùng nông thôn Bình Định mua làm quà cho con trẻ mỗi khi đi chợ về.
Sống trong phong cảnh sơn thủy hữu tình, sông chảy, núi cao, biển dào dạt sóng vỗ, con người Bình Định chẳng dám sánh với người Kinh Đô thanh lịch “ăn Bắc, mặc Kinh”. Nhưng với vốn đặc sản của riêng mình cũng đủ cho người dân ở đây tự hào.
Ngày xưa, khi đường sá chưa thông, thức ăn mang tính cách từng vùng thì người Bình Định có cách để dành các loại rau, bầu bí cả năm vẫn dùng được. Nhất là những năm trước 1950 - dưa là thức ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày
Bánh hồng là một loại bánh được làm bằng nếp thơm và đường, có màu trắng trong. Người Bình Định thường hay làm bánh hồng vào những ngày đám tiệc.
Ba năm liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, cơ sở nước mắm Mười Thu ở Phương Danh - thị trấn Đập Đá - An Nhơn do ông Đặng Văn Thử làm chủ cơ sở, đã thực sự có chỗ đứng bền vững trên thị trường và được người người tiêu dùng ưa chuộng.
Người Bình Định thường nhắc đến câu ca dao khi nói về một món đặc sản đậm đà hương vị quê hương miền đất võ: Ai về Vinh Thạnh quê em/Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng. Theo Văn hóa ẩm thực Bình Định, thôn Vinh Thạnh ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước, có chợ Huyện buôn bán sầm uất; đặc biệt nhất là hát tuồng - quê hương của vị hậu tổ tuồng Đào Tấn. Hễ có hội là có hát. Ngoài thú xem tuồng còn có thú ăn uống. Món ăn tuy nhiều nhưng nổi bật nhất là "nem chợ Huyện", nem nổi tiếng từ xưa cho đến bây giờ.
Cây dừa là sản phẩm được thiên nhiên ưu đãi cho Bình Định. Tinh túy của dừa là phần dầu ổn tàng trong cơm dừa. Ngoài việc lấy dầu, người địa phương còn dùng để làm bánh tráng nước dừa. Đây là đặc sản của cánh Bắc Bình Định. Từ Tam Quan đến Phù Mỹ dọc theo quốc lộ 1 đều có bán nhan nhản.
Người xưa quả là sành ăn. Ăn ngon chưa đủ mà phảu ăn đúng cách, ăn nhiều đủ chất. Nghệ thuật ăn uống quả là khó.
Một món ăn, dù ngon đến mấy ăn mãi vẫn chán. Không gì khổ bằng khi chám mà phải ăn! Vì vậy ngoài thức ăn chính cho tiệc tùng, người ta còn chế biến các món phụ với mục đích làm cho người ăn ngon, ăn mãi mà không chán.
Rượu nếp khai vị
Tôm chua tiếp vị
Khổ qua giải vi.
Những ai về thăm Bình Định, quê hương của bún song thần, mà không nhớ mua một ít đem về làm quà cho người thân thì là điều thiếu sót vô cùng. Những tấm bún vuông vức hay cuộn thành hình số 8 gói lại cẩn thận được bày bán lẫn lộn với loại bún thường làm bằng bột mì tại các phố chợ.
Bánh ít lá gai Bình Định
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.
Bầu Đá mà nhấm mực khô
Có về âm phủ, (cũng) đội mồ mà lên
Cách ăn của người xưa ở Bình Định có những nét riêng rất đặc biệt.